image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thực hiện chương trình đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa năm 2025

Để xây dựng các mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

UBND huyện Thủ Thừa triển khai thực hiện Chương trình đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa năm 2025 với những nội dung cụ thể như sau:

Chỉ tiêu thực hiện cụ thể

 - Tiếp tục thực hiện 01 mô hình nhân rộng (năm thứ 2), diện tích 55 ha tại ấp 4, xã Long Thuận.

- Triển khai thực hiện 03 mô hình nhân rộng (năm thứ 1), diện tích 173,5 ha tại ấp Cầu Lớn, ấp Vườn Cò xã Mỹ Lạc; ấp 1 xã Tân Long; ấp 1 xã Long Thạnh.

Anh-tin-bai

Anh-tin-bai

Đối với các xã, thị trấn không nằm trong vùng đầu tư xây dựng mô hình của huyện

Căn cứ vào các nội dung theo Quyết định số 9464/QĐ-UBND ngày 27/9/2021 của UBND tỉnh Long An về Ban hành Đề án thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 của UBND tỉnh Long An về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh Long An quy định nội dung chi, mức chi cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Long An và điều kiện thực tế ở địa phương tổ chức triển khai xây dựng, thực hiện các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn.

Nội dung thực hiện

- Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ số…từ khâu làm đất đến thu hoạch, sạ bằng máy, máy sạ cụm hoặc máy cấy; máy phun thuốc tự hành, phun thuốc bằng máy bay không người lái, máy gặt đập liên hợp, máy cuộn rơm,…

- Quy trình kỹ thuật canh tác: ứng dụng quy trình sản xuất “1 phải 6 giảm” trong đó đẩy mạnh sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học hướng đến canh tác lúa đạt chứng nhận VietGAP,… như chọn sử dụng giống đạt cấp xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ còn 80-100kg/ha; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học.

Thực hiện công tác thu gom và tiêu hủy bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Định mức hỗ trợ

- Đối với mô hình nhân rộng (năm thứ 2): hỗ trợ 20% tổng chi phí mua giống, vật tư sản xuất, thiết kế, cải tạo lại đồng ruộng; mua hoặc thuê thiết bị công nghệ cao, công nghệ hiện đại, tự động hóa, công nghệ số,… phục vụ sản xuất nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/mô hình.

- Đối với mô hình nhân rộng (năm thứ 1): hỗ trợ 30% tổng chi phí mua giống, vật tư sản xuất, thiết kế, cải tạo lại đồng ruộng; mua hoặc thuê thiết bị công nghệ cao, công nghệ hiện đại, tự động hóa, công nghệ số,… phục vụ sản xuất nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/mô hình.

Điều kiện hỗ trợ 

- Đối với mô hình nhân rộng: Có phương án, kế hoạch sản xuất trong 02 năm liên tiếp và được phê duyệt của UBND huyện. Duy trì kết quả hỗ trợ ít nhất 02 năm, trường hợp buộc thanh lý trước thời hạn phải có sự đồng ý của cơ quan hỗ trợ.

- Quy mô diện tích tối thiểu của mô hình: 50 ha.

- Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

- Danh mục trang thiết bị công nghệ cao, công nghệ hiện đại, tự động hóa, công nghệ số… phải nằm trong danh mục khuyến khích ưu tiên hỗ trợ được ban hành theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình quốc gia về phát triển công nghệ cao đến năm 2030 và các quy định khác do Trung ương ban hành.

Giải pháp thực hiện

- Xây dựng mới và củng cố hoạt động của các nhóm hộ nông dân, HTX hiện có, để triển khai thực hiện các mô hình ứng dụng công nghệ cao.

- Phát triển vùng trồng lúa ứng dụng công nghệ cao đồng bộ cơ giới hóa trên tất cả các khâu từ làm đất, chọn giống, chăm sóc, thu hoạch và sau thu hoạch; chú trọng liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ để từng bước nhân rộng trên toàn địa bàn.

- Trang bị kiến thức chuyên ngành và cập nhật thông tin về tiến bộ kỹ thuật mới cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã…từ đó chuyển giao, tập huấn cho nông dân, hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng canh tác tiên tiến, hiệu quả.

- Tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn nông dân các quy trình tiến bộ mới trong sản xuất, để nâng cao nhận thức và khả năng ứng dụng các tiến bộ KHKT, các thiết bị, công cụ công nghệ cao trong sản xuất lúa.

- Thực hiện các mô hình trình diễn trong ứng dụng công nghệ cao, như các mô hình cơ giới hóa đồng bộ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; canh tác theo quy trình “1 phải 6 giảm”; sử dụng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học nhằm từng bước thay đổi tập quán canh tác người dân và nhân rộng mô hình từ đó góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi để ngăn mặn, trữ ngọt nhất là tạo hệ thống cống, đê bao khép kín kết hợp làm đường giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch.

- Lập sổ nhật ký sản xuất, tổ chức sơ kết, tổng kết cuối vụ của các mô hình trình diễn và mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để so sánh, đánh giá hiệu quả trong sản xuất.

Ban biên tập
Thư viện ảnh