Kết quả thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025
Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/HU, ngày 30/9/2020 về đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Huyện chọn 03 loại cây trồng và 01 vật nuôi thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có ít nhất 02 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của huyện, cụ thể như sau:
- Nâng cao hiệu quả kinh tế cây mai vàng trên địa bàn huyện.
- Diện tích 200 ha cây chanh xã Tân Thành.
- Diện tích 500 ha cây lúa nếp xã Long Thuận.
- 1.500 con bò cái sinh sản có chất lượng cao từ F2 trở lên trên địa bàn toàn huyện.
* Xây dựng 01 mô hình vùng ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu theo chuỗi giá trị tại ấp 4, xã Long Thuận, diện tích 100 ha do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh hỗ trợ.
Huyện triển khai thực hiện 06 mô hình nhân rộng, diện tích thực hiện 328,5 ha tại ấp 4, xã long Thuận; ấp Cầu Lớn, ấp Mỹ Hòa xã Mỹ Lạc; ấp 1, xã Long Thạnh và ấp 1, xã Tân Long.
Kết quả thực hiện đến nay đạt 580,5 ha, đạt 116,1% so chỉ tiêu kế hoạch.
Trên cây lúa: Nhãn hiệu chứng nhận nếp Thủ Thừa đã được Cục Sở hữu trí tuệ quyết định công nhận, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết tiêu thụ sản phẩm nếp của huyện. Huyện tổ chức vận động các HTX nông nghiệp, các cơ sở kinh doanh mua bán nếp tạo điều kiện đưa Nhãn hiệu nếp Thủ Thừa vào đời sống. Kết quả, có 04 cơ sở đăng ký và được UBND huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Nếp Thủ Thừa” gồm Công ty TNHH Thương mại Ngọc Phương Nam, HTX Nông nghiệp Mỹ Phú, HTX Nông nghiệp Long Thuận, HTX nông nghiệp Mỹ Thạnh. Hiện tại HTX nông nghiệp Mỹ Thạnh đang tổ chức liên kết và đưa sản phẩm nếp Thủ Thừa vào hệ thống các siêu thị trên địa bàn.
* Triển khai thực hiện 01 mô hình trên cây chanh điểm tại ấp 3, xã Tân Thành, diện tích 10 ha.
Huyện triển khai thực hiện 02 mô hình điểm tại ấp 3, xã Tân Thành, diện tích 20,2 ha.
Huyện triển khai thực hiện 17 mô hình nhân rộng, diện tích thực hiện 172 ha tại các ấp 1,3,4,5 xã Tân Thành.
Nội dung thực hiện: Sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, cấp mã số vùng trồng.
Đến nay đạt 202,2 ha, đạt 101,1% so chỉ tiêu kế hoạch.
- Trên cây chanh: tăng cường công tác mời gọi, liên kết với các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ chanh để giúp nông dân tiếp xúc, mở rộng thị trường và từng bước hình thành chuỗi sản xuất - tiêu thụ ổn định. Kết quả đã mở rộng liên kết tiêu thụ với Công ty chanh Cần Thơ, lũy kế diện tích đến nay đạt 207 ha.
* Trên cây mai: thực hiện 04 mô hình tưới tiết kiệm với diện tích 1,2 ha và tổ chức mở 04 lớp dạy nghề kỹ thuật trồng mai vàng cho người nông dân chủ yếu là cách chăm sóc, tạo dáng, thế mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị cho cây mai vàng.
Xây dựng, củng cố hoạt động các Hội quán, Hội sinh vật cảnh nhằm kịp thời trao đổi thông tin, nâng cao tay nghề trong chăm sóc cây mai vàng.
Phối hợp Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ và Sở hữu trí tuệ CIPTEK thực hiện thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mai vàng Thủ Thừa”.
Khi mới triển khai Chương trình, cây mai vàng được bà con xác định là loại cây có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, do giá cao, cây dễ trồng và thích nghi với thổ nhưỡng của huyện nên nông dân mạnh dạn đầu tư chuyển đổi từ những cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng mai. Tuy nhiên, hiện tại giá cây mai vàng có xu hướng giảm, không còn hấp dẫn như trước nữa nên một số diện tích sau khi thu hoạch đã chuyển sang loại cây trồng khác.
- Trên cây mai vàng: phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Long An và Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ và Sở hữu trí tuệ CIPTEK thực hiện thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mai vàng Thủ Thừa” cho cây mai vàng huyện Thủ Thừa. Hiện tại đã hoàn chỉnh các nội dung về quy chế, mẫu LOGO và chờ quyết định chứng nhận.
Trên con bò: xây dựng mô hình điểm nuôi bò ứng dụng công nghệ cao tại HTX chăn nuôi bò Bình Thạnh. Số lượng 17 con bò giống.
xây dựng 09 mô hình chuyển đổi giống bò thịt chất lượng cao tại các xã Mỹ Phú, Mỹ An, Tân Thành, Bình An, Mỹ Lạc, Mỹ Thạnh. Số lượng bò hỗ trợ: 35 con bò cái chất lượng cao.
Bên cạnh chương trình hỗ trợ con giống của tỉnh, hàng năm huyện đã triển khai chương trình hỗ trợ tiêm phòng miễn phí vắc-xin lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục.
Số lượng đàn bò cái sinh sản chất lượng cao phát triển lũy kế đến nay 1.403/1.500 con đạt 93,5% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện.