image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025

​Ngày 21/8/2019, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 1152/KH-UBND Về việc thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025 với một số chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể sau:

I. Một số chỉ tiêu trọng tâm

a) Giai đoạn 2019 - 2020

- Triển khai đồng bộ Mạng truyền số liệu chuyên dùng từ huyện đến xã, xác định đây là hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ thống thông tin Chính quyền điện tử huyện và liên thông, chia sẻ dữ liệu.

- 20% số lượng người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của tỉnh.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính huyện đạt từ 20% trở lên; 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

- Tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; 100% cơ quan nhà nước công khai mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến

- Trang Thông tin điện tử huyện công khai thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ; 20% dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện thủ tục hành chính; 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; 20% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến.

- 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử; tối thiểu 60% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 30% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- Tối thiểu 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và của tỉnh.

- Rút ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.

-  100% cơ quan nhà nước từ huyện tới xã kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng.

b) Giai đoạn 2021 - 2025

- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến tới người dân và doanh nghiệp.

- 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của tỉnh.

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

- 80% hồ sơ công việc tại huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và của tỉnh, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.

- Triển khai Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của UBND huyện theo hướng dẫn của UBND tỉnh.

II. Nhiệm vụ

1. Nâng cao nhận thức, vai trò của người đứng đầu, các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước trong xây dựng Chính quyền điện tử

- Người đứng đầu, các cấp lãnh đạo các cơ quan nhà nước nâng cao nhận thức và quán triệt cán bộ, công chức, viên chức nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng Chính phủ điện tử.

- Thủ trưởng các cơ quan huyện, Chủ tịch UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện về việc thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng Chính quyền điện tử tại đơn vị mình.

2. Triển khai các cơ sở pháp lý cho việc triển khai Chính quyền điện tử

- Kịp thời triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn, các chương trình, đề án do Chính phủ và Bộ ngành Trung ương, tỉnh ban hành để áp dụng, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai Chính quyền điện tử huyện.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng, đa dạng về hình thức, phương tiện để phổ biến kết quả quá trình xây dựng Chính quyền điện tử; tăng cường tổ chức các chương trình hướng dẫn giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận, khai thác thông tin và giao dịch trên môi trường mạng.

3. Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính quyền điện tử phù hợp với nền tảng phát triển Chính phủ điện tử

Hoàn thành triển khai, cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử huyện phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0); triển khai áp dụng Khung Kiến trúc Chỉnh phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh đã được ban hành trong quá trình xây dựng Chính quyền điện tử huyện.

4. Xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số hướng tới xây dựng nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân

Tiếp tục tổ chức triển khai Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 03/8/2018 của UBND tỉnh thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Thực hiện giải quyết TTHC trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin một cửa tỉnh.

Đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.

Xây dựng và triển khai Kế hoạch công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Phân công cán bộ phụ trách CNTT huyện tham gia đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.

Kiểm tra, giám sát, phát hiện và kịp thời kiến nghị loại bỏ các thông tin trên môi trường mạng trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm mục đích phá hoại của các thế lực thù địch thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện.

Tham gia các khóa đào tạo, diễn tập phòng, chống tấn công và ứng cứu sự cố trên môi trường mạng.

Trang bị đồng bộ phần mềm diệt virus có bản quyền cho các máy tính trong cơ quan nhà nước.

5. Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính quyền điện tử

Cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về Chính quyền điện tử; khai thác sử dụng hệ thống hội nghị trực tuyến; tăng cường hiệu quả khai thác sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho người dân và doanh nghiệp.

Triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp về phát triển Chính phủ điện tử.

6. Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi

Kiện toàn, nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện làm Trưởng ban, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử huyện.

Trưởng Ban Chỉ đạo có Tổ giúp việc, đóng vai trò là cơ quan bảo đảm thực thi triển khai việc xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử huyệ

Ban biên tập



Ban biên tập
Thư viện ảnh