image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Kết quả thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực kinh tế tháng 4 năm 2024

Trong tháng 4 năm 2024, huyện đã chỉ đạo thực hiện hiệu quả kế hoạch thu - chi ngân sách Nhà nước, tập trung công tác thu NSNN, đảm bảo chỉ tiêu được giao; chỉ đạo xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác đầu tư công; tập trung chỉ đạo hoạt động sản xuất vụ Đông Xuân, chú trọng triển khai kịp thời các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh, kiểm tra công tác phòng, chống hạn mặn, tăng cường công tác tiêm phòng, ngăn ngừa nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng; tập trung thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trên địa bàn huyện.

1. Về Nông nghiệp

Trong tháng, sản xuất nông nghiệp được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ; ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh Dại năm 2024; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn triển khai thu, nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai năm 2024; tăng cường chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động thực hiện tốt công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; triển khai tiêm phòng miễn phí vắc xin Viêm da nổi cục trên bò thịt đợt 1 năm 2024…

Tình hình sản xuất lúa, Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024: diện tích kế hoạch 16.718 ha; nông dân đã gieo sạ 16.772 ha, đạt 100,3% kế hoạch, giảm 277 ha so cùng kỳ; cơ cấu giống chủ yếu là nếp (IR4625 và OM 84) chiếm 95,7% diện tích; đến ngày 12/4/2024, diện tích thu hoạch 15.550 ha, năng suất 7,5-8,5 tấn/ha; còn lại 1.222 ha giai đoạn chín, chủ yếu tập trung tại xã Mỹ An; giá bán IR4625 (tươi) từ 7.700-7.800đ/kg, tăng so với cùng kỳ 1.000đ/kg; OM84 từ 8.300-8.400đ/kg, tăng so với cùng kỳ 300đ/kg; lúa từ 7.800-8.500đ/kg; trừ chi phí, nông dân có lãi từ 35-45 triệu đồng/ha Ngoài ra, các loại cây trồng khác (chanh, thanh long, cây mai...) tiếp tục được đầu tư sản xuất theo kế hoạch, mang lại hiệu quả.

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn huyện ổn định; công tác phòng, chống dịch bệnh được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ. Tổng đàn trên địa bàn huyện hiện có: trâu, bò thịt 2.636 con; bò sữa 227; dê 583 con; heo 2.981 con; gà 79.026 con; vịt 37.839 con. Công tác tiêm phòng được người chăn nuôi và các ngành chuyên môn quan tâm tổ chức thực hiện; tháng vừa qua, nhân viên Thú y-Khuyến nông các xã, thị trấn đã thực hiện tiêm phòng 30 liều lở mồm long móng (LMLM) trên bò; 65 liều tai xanh heo; 30 liều viêm da nổi cục trên bò; 1.133 liều dại trên chó, mèo; 17.110 liều cúm gia cầm. Lũy kế từ đầu năm đến nay ngành Thú y đã tiêm phòng 245 liều LMLM trên bò; 245 liều LMLM trên heo; 215 liều viêm da nổi cục trên bò; 60 liều tụ huyết trùng trên bò; 355 liều tai xanh heo; 5.240 liều dại trên chó, mèo; 31.640 liều cúm gia cầm. Bên cạnh công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, các xã, thị trấn đã tổ chức phun 465 lít thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại và môi trường chăn nuôi.

Công tác phòng, chống cháy rừng, trồng cây phân tán được tăng cường; diện tích rừng hiện nay là 1.636,08 ha (rừng sản xuất), chủ yếu tập trung trên địa bàn xã Tân Long. UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của toàn dân trên địa bàn về tác dụng của cây xanh, góp phần tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đep. Tháng 4/2024, trên địa bàn huyện không xảy ra cháy rừng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện có 8/11 xã nông thôn mới và 01 xã nông thôn mới nâng cao (xã Bình Thạnh). Tổ chức Đoàn kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã: Mỹ Lạc, Long Thuận, Tân Thành, Tân Long. Qua kiểm tra nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện ở cơ sở, đề xuất các giải pháp tháo gỡ để thực hiện tốt trong thời gian tới.

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, triển khai kế hoạch thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2024. Trên cây lúa, vụ Đông Xuân 2023-2024, tiếp tục thực hiện 02 mô hình điểm (năm thứ 3) diện tích 102 ha, số hộ tham gia 30; 02 mô hình nhân rộng (năm thứ 2), số hộ đăng ký 29, diện tích 100 ha, triển khai 01 mô hình nhân rộng (năm thứ 1) diện tích 55 ha, số hộ tham gia 17; lũy kế đã triển khai 05 mô hình, số hộ tham gia 76, diện tích thực hiện 257 ha; tổng lượng phân bón đã hỗ trợ gồm: 77.100 kg phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu HCMK 6, 30.840 kg phân đạm chậm tan N46.Plus và 1.542 lần bay phun thuốc bảo vệ thực vật. Nông dân tham gia mô hình áp dụng đầy đủ các nội dung đã triển khai gồm sử dụng phân hữu cơ, phân đạm chậm tan và máy bay phun thuốc BVTV. Hiện nay diện tích lúa trong các mô hình đã thu hoạch xong, cán bộ quản lý mô hình tổ chức khảo sát, tổng hợp số liệu xây dựng báo cáo sơ kết mô hình. Trên cây chanh, năm 2024 tiếp tục thực hiện 02 mô hình điểm (năm thứ 3), 05 mô hình nhân rộng (năm thứ 2), triển khai 05 mô hình nhân rộng (năm thứ 1); trong tháng, UBND xã Tân Thành đang triển khai đến các hộ trồng chanh đăng ký tham gia mô hình. Trên cây mai, triển khai chủ yếu tại xã Long Thạnh, với hệ thống tưới nước tự động áp dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả thiết thực, người dân sản xuất liên kết chặt chẽ gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị bền vững, thân thiện với môi trường, đến nay tình hình sản xuất của người dân duy trì ổn định. Trên con bò, năm 2024 hỗ trợ tinh giống (1.800 liều); hỗ trợ tiêm phòng vắc xin cho 03 bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng và viêm da nổi cục (13.500 liều), hỗ trợ xây dựng hầm biogas xử lý phân, nước thải tại HTX Chăn nuôi bò Bình Thạnh. Trong tháng, UBND huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch tiêm phòng miễn phí vắc xin viêm da nổi cục trên bò thịt đợt 1 năm 2024. Thời gian triển khai tiêm phòng từ 22-29/4/2024.

Công trình thủy lợi: tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân có kế hoạch tiến hành nạo vét kênh mương, trục vớt lục bình, khai thông dòng chảy phục vụ việc cấp và thoát nước cho sản xuất lúa 2024. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng nguồn nước, thông báo rộng rãi trong Nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động trong sản xuất và sinh hoạt của người dân. Thường xuyên phối hợp với địa phương kiểm tra các đê bao, công trình đầu mối để sớm phát hiện hư hỏng kịp thời khắc phục. Các công trình chuẩn bị đầu tư năm 2024 đang phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và lựa chọn nhà thầu.

Về hợp tác xã: toàn huyện hiện có 18 HTX, tổng vốn đăng ký là 30.211 triệu đồng, tổng số thành viên 202 thành viên. Đến nay, có 15 HTX hoạt động lĩnh vực nông nghiệp và 03 HTX hoạt động lĩnh vực phi nông nghiệp. Các HTX, THT duy trì hoạt động cơ bản theo ngành nghề lĩnh vực hoạt động. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cũng như lợi ích kinh tế của thành viên HTX ngày càng được củng cố và nâng cao; việc gắn kết với các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương đã từng bước được thực hiện. Một số mô hình HTX hoạt động có hiệu quả (HTX NN Mỹ Thạnh, HTX Thủy sản Long Thạnh). Thường xuyên củng cố HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Tân Thành (HTX điểm của tỉnh).

Công tác Phòng, chống thiên tai: tuyên truyền, vận động, thông tin nhanh đến người dân trên địa bàn huyện về tình hình khí hậu thay đổi bất thường đang xảy ra; tháng vừa qua huyện không có thiệt hại đáng kể do biến đổi khí hậu, triều cường có biến động nhưng không đáng kể, không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, sản xuất và sinh hoạt của người dân. Huyện đã ban hành kế hoạch và tổ chức triển khai thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai.

2. Công nghiệp - Xây dựng - Giao thông

Các cơ sở xay xát lúa, gạo; các cơ sở lò rèn, mộc hoạt động bình thường, ổn định.

Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp duy trì hoạt động sản xuất. Về công nghiệp, trên địa bàn huyện hiện có 03 dự án Khu Công nghiệp và 01 Khu Công nghệ môi trường xanh.

Các chợ trên địa bàn huyện cùng với 05 Bách hóa Xanh và 01 Công ty TNHH San Hà hoạt động ổn định và đáp ứng nhu cầu phục vụ cho người dân. Bên cạnh đó, chỉ đạo đoàn kiểm tra liên ngành huyện kiểm tra các cơ sở kinh doanh tại các chợ trên địa bàn huyện.

Hiện trên địa bàn huyện có 19 bến khách ngang sông; các bến khách ngang sông hoạt động ổn định đảm bảo quy định pháp luật về giao thông đường thủy, phục vụ đi lại cho Nhân dân và học sinh trên địa bàn.

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện hoạt động ổn định, phương tiện đưa đón công nhân tại huyện Thủ Thừa đi các khu công nghiệp chấp hành đúng quy định về an toàn giao thông; công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực giao thông được quan tâm, tổ chức kiểm tra hành lang bảo vệ an toàn giao thông trên các tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý, thực hiện kế hoạch kiểm tra liên ngành và đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thực hiện kế hoạch kiểm tra về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội trên địa bàn huyện. Phối hợp Thanh tra giao thông tỉnh, kiểm tra hàng lang bảo vệ an toàn giao thông trên các tuyến đường huyện quản lý.

Công tác xây dựng, sửa chữa các công trình được thực hiện tốt, triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024, đảm bảo theo đúng tiến độ đề ra.

Thực hiện tốt công tác quản lý cấp phép xây dựng; thẩm định, góp ý chấp thuận chủ trương đầu tư dự án mới và xem xét giãn tiến độ đầu tư của các dự án theo quy định.

3. Công tác thu - chi NSNN, kế hoạch - đầu tư

- Kết quả thực hiện thu, chi NSNN đến ngày 15/4/2024:

Tổng thu NSNN trong chỉ tiêu được 61,809/225/268 tỷ đồng, đạt 27,47% so dự toán tỉnh giao đạt 23,06% so dự toán phấn đấu, đạt 114,4% so cùng kỳ. Thu tiền sử dụng đất đạt 26,108/90/133 tỷ đồng, đạt 29% so dự toán tỉnh giao, đạt 19,63% so dự toán phấn đấu, đạt 116,51% so cùng kỳ. Thu cân đối trừ thu tiền sử dụng đất (TSDĐ) 29,99 tỷ đồng, đạt 25,84% so dự toán tỉnh giao đạt 25,84% so dự toán phấn đấu.

Tổng chi 161,189/541,434/587,734 tỷ đồng đạt 29,77% so dự toán tỉnh giao, đạt 27,42% dự toán HĐND giao. Trong đó, huyện chi 139,197/486,450 tỷ đồng đạt 28,61%, các xã, thị trấn chi 21,993/104,284 tỷ đồng đạt 21,71%.

- Về kế hoạch và đầu tư: Nguồn vốn đầu tư công năm 2024, đã được phân bổ cho các chủ đầu tư và UBND các xã, thị trấn để triển khai thực hiện trong cuối năm 2023 và đầu năm 2024 với kế hoạch bố trí vốn ngân sách huyện, xã là 139,271 tỷ đồng và ngân sách tỉnh hỗ trợ là 61,055 tỷ đồng. Hiện nay, các đơn vị và UBND các xã, thị trấn được giao làm chủ đầu tư các công trình XDCB năm 2024 đang tiến hành thực hiện các bước lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ và thực hiện giải ngân thanh toán khối lượng các công trình chuyển tiếp. Giá trị giải ngân đến ngày 15/4/2024 như sau: vốn NS tỉnh hỗ trợ: 7,4/61,055 tỷ đồng, đạt 12,12% kế hoạch; vốn NS huyện, các xã, thị trấn: 54,782/139,271 tỷ đồng, đạt 39,33% kế hoạch.

4. Về công tác quản lý đất đai, môi trường

Về đất đai: trong tháng công tác chuyển mục đích sử dụng, cấp giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn huyện tiếp tục được thực hiện theo đúng quy định.

Về công tác quản lý đất công: quan tâm, chỉ đạo, đôn đốc rà soát, thực hiện công tác quản lý, sử dụng các thửa đất công trên địa bàn huyện. Tính lũy kế đến nay, UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt 138 thửa đất công xen kẹt nhỏ lẻ, tổng diện tích 251.245m2 và Quyết định phê duyệt 38 hầm đất với 134 thửa đất, tổng diện tích 702.677,7m2 (đã phê duyệt 270/290 thửa đất công, đạt 93%). Còn lại 20 thửa đất (tính luôn các thửa đất công là hầm đất) với diện tích khoảng 7,3 ha (diện tích chưa đo đạc) chưa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục đất công.

Về môi trường: chỉ đạo ngành chuyên môn, UBND các xã, thị trấn đảm bảo vệ sinh môi trường, thu gom rác; quan tâm, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực môi trường; triển khai thực hiện chỉ tiêu thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Thủ Thừa năm 2024; chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp UBND các xã rà soát thống nhất kết quả bộ thu gom rác sinh hoạt năm 2024 trên địa bàn xã Tân Thành, xã Long Thạnh, xã Long Thuận, xã Mỹ Lạc.

Về công tác giải phóng mặt bằng các dự án: ban hành phê duyệt Phương án hỗ trợ thuê nhà tạm cư và thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng Dự án Khu dân cư Trung tâm hành chính huyện Thủ Thừa - giai đoạn 1; Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án Đường giao thông kết nối từ Trường THPT Thủ Thừa đến Nhà thiếu nhi huyện kết hợp giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch 02 bên tuyến; Phương án công nhận giá trị đóng góp của Nhân dân để GPMB thực hiện công trình Cải tạo, nâng cấp ĐT.817 (đoạn Mỹ Lạc - Thạnh Phước - Mộc Hóa), đoạn qua huyện Thủ Thừa; Phương án bổ sung và điều chỉnh Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Cầu qua Kênh Thủ Thừa (bến đò Cây Da, nối xã Nhị Thành và Tân Thành).

Ban biên tập

Thư viện ảnh