image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Kết luận của Lãnh đạo UBND huyện tại Hội nghị Tổng kết 20 nămtriển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèovà các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CPngày 04/10/2002 của Chính phủ trên địa bàn huyện

Phó Chủ tịch UBND huyện Phan Văn Tới – Chủ trì hội nghị thay mặt hội nghị tiếp thu ý kiến và chỉ đạo như sau:

1. UBND huyện trân trọng và ghi nhận những kết quả đạt được trong 20 năm triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ trên địa bàn huyện.

Với mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của NHCSXH ngày càng được hoàn thiện, có sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, sự lãnh đạo của các cấp chính quyền, phục vụ người dân tận nhà, tận xã... phù hợp với điều kiện xã hội hiện nay, đáp ứng yêu cầu phát triển từng giai đoạn; việc phối hợp lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần quan trọng vào phát triển chung của tỉnh trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế sau đại dịch COVID-19 vừa qua.

Tín dụng chính sách xã hội được thực hiện thông qua NHCSXH trong thời gian qua đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, là một công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương và là một trong những đòn bẩy kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, yêu cầu các thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, các Phòng, các ngành có liên quan, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp huyện, cấp xã, UBND các xã, thị trấn và NHCSXH huyện theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với NHCSXH huyện thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, cụ thể như sau:

2.1. Phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc chăm lo cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

2.2. Tập trung triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW; Quyết định số 1630/QĐ-TTg ngày 28/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận số 06-KL/TW, và các Kế hoạch của tỉnh ủy, UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện. Trong đó, đặc biệt quan tâm tập trung nguồn lực, nhất là nguồn vốn ngân sách Huyện ủy thác qua NHCSXH để tổ chức triển khai thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.

2.3. Cấp ủy, chính quyền các cấp phải nhận thức sâu sắc và xác định rõ vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế của địa phương. Đặc biệt quan tâm cố gắng triển khai tín dụng chính sách với các chương trình, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương trong từng giai đoạn.

2.4. Tiếp tục tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội, chất lượng hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn và của các Điểm giao dịch tại xã, thị trấn để chuyển tải kịp thời, có hiệu quả vốn tín dụng chính sách xã hội.

2.5. Cần chú trọng đẩy mạnh, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động và mọi tầng lớp Nhân dân góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.

2.6. Tiếp tục quan tâm và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những tiêu cực trong tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, nắm bắt nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của nhân dân và cơ sở để đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền bổ sung, chỉnh sửa về cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tế.

Ban biên tập


Thư viện ảnh