image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Kết quả đạt được trong 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP

Phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách xã hội đặc thù phù hợp với hệ thống chính trị của Việt Nam

Về phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách

Hiện nay, đa số các chương trình TDCS đang thực hiện tại NHCSXH chủ yếu là theo phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Huyện đoàn).

Tính đến ngày 30/6/2022, tổng dư nợ ủy thác cho vay qua 04 tổ chức chính trị - xã hội của NHCSXH huyện 310.275 triệu đồng với 9.508 khách hàng đang vay vốn, chiếm tỷ trọng 97,72% trên tổng dư nợ TDCS đang triển khai tại đơn vị. Trong đó: Hội Nông dân huyện quản lý 113.028 triệu đồng với 3.434 khách hàng đang vay vốn tại 73 Tổ TK&VV, chiếm tỷ trọng 36,43% trên dư nợ ủy thác cho vay, nợ quá hạn 183 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,16%; Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện quản lý 156.018 triệu đồng với 4.683 khách hàng đang vay vốn tại 99 Tổ TK&VV, chiếm tỷ trọng 50,28% trên dư nợ ủy thác cho vay, nợ quá hạn 195 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,12%; Hội Cựu chiến binh huyện quản lý 30.254 triệu đồng với 1.060 khách hàng đang vay vốn tại 23 Tổ TK&VV, chiếm tỷ trọng 9,77% trên dư nợ ủy thác cho vay, nợ quá hạn 56 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,19%; Huyện Đoàn quản lý 10.975 triệu đồng với 331 khách hàng đang vay vốn tại 7 Tổ TK&VV, chiếm tỷ trọng 3,54% trên dư nợ ủy thác cho vay, không nợ quá hạn.

Phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc thông qua các tổ chức chính trị - xã hội gắn với thực hiện bình xét cho vay tại các Tổ TK&VV dưới sự chứng kiến của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác cấp xã và Trưởng ấp, khu phố và giải ngân trực tiếp cho người vay tại các Điểm giao dịch xã được triển khai có hiệu quả trong những năm vừa qua đã góp phần đảm bảo vốn TDCS đến đúng các đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng, thuận tiện, công khai, minh bạch và kịp thời. Thông qua phương thức cho vay này, tổ chức chính trị - xã hội có điều kiện lồng ghép hiệu quả chương trình tín dụng với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả vốn TDCS, hoạt động của tổ chức Hội được mở rộng, phong phú, uy tín của các Hội đoàn thể được nâng lên, từ đó góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị tại cơ sở.

Trong những năm qua, vai trò của Trưởng ấp, khu phố trong triển khai TDCS xã hội tại cơ sở ngày càng được nâng lên, vừa góp phần giúp chuyển tải kịp thời các thông tin về chủ trương, TDCS xã hội đến với nhân dân, vừa phát huy vai trò giám sát trong bình xét, lựa chọn đối tượng cho vay tại Tổ TK&VV, giám sát người vay sử dụng vốn, kịp thời phát hiện, phối hợp xử lý những trường hợp phát sinh dễ dẫn đến nguy cơ mất vốn trong quá trình sử dụng vốn của người vay cũng như phối hợp với Tổ, Hội, NHCSXH và các cơ quan liên quan trong việc đôn đốc người vay trả nợ khi đến hạn, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn tồn đọng trên địa bàn...

Hoạt động tại các Điểm giao dịch xã

UBND huyện đã chỉ đạo thành lập 12 Điểm giao dịch của NHCSXH tại 12 xã, thị trấn trên địa huyện. Các Điểm giao dịch đều được bố trí trong khuôn viên UBND các xã, thị trấn, thực hiện giao dịch vào ngày, giờ cố định hàng tháng (kể cả ngày thứ bảy, chủ nhật). Tại đây, thực hiện công khai chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ, quy trình và thủ tục của NHCSXH, công khai dư nợ, thời hạn trả nợ,... và tổ chức giao dịch theo lịch cố định tại các Điểm giao dịch xã. Từ đó, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân được biết để cùng thực hiện, đồng thời kiểm tra, giám sát hoạt động TDCS.

Có thể nói, mô hình Điểm giao dịch xã chính là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, là một đặc thù riêng của NHCSXH, đã và đang phát huy hiệu quả rất tích cực trong hoạt động của NHCSXH. Mô hình này vừa tạo thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng tiếp cận dịch vụ, thông tin về TDCS xã hội, tiết giảm chi phí, thời gian đi lại, vừa đảm bảo hoạt động TDCS xã hội dân chủ, công khai với cách thức "giao dịch giải ngân, thu nợ tại xã". Đồng thời tạo lập và duy trì các mối quan hệ phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Hội, đoàn thể cấp xã để thực hiện tốt các chương trình TDCS trên địa bàn, góp phần hạn chế nguy cơ dẫn đến thất thoát, xâm tiêu, tham ô chiếm dụng vốn, tạo được lòng tin của nhân dân với các chính sách của Đảng, Nhà nước và đối với hoạt động của NHCSXH.

Về mạng lưới Tổ TK&VV

Đến 30/6/2022, toàn địa bàn huyện có 202 Tổ TK&VV đang hoạt động hiệu quả tại 56 ấp, khu phố trực thuộc quản lý của 04 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với tổng số 9.508 thành viên, bình quân mỗi Tổ có 47 thành viên. Qua kết quả rà soát, phân loại Tổ TK&VV, toàn huyện có 195 Tổ TK&VV xếp loại tốt (tỷ lệ 96,5%); 05 Tổ TK&VV xếp loại khá (tỷ lệ 2,5%); 02 tổ TK&VV xếp loại trung bình (1%) và không có Tổ TK&VV xếp loại yếu. Trong 20 năm qua, Tổ TK&VV đã phát huy vai trò quan trọng trong triển khai thực hiện TDCS xã hội, là cầu nối giữa Ngân hàng với người vay vốn, góp phần chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến với các đối tượng thụ hưởng, đảm bảo công khai, dân chủ, tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội, đồng thời rất thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát, công khai dân chủ, hạn chế tình trạng chiếm dụng nợ gốc, nợ lãi của thành viên trong Tổ.

Tập trung huy động các nguồn lực tài chính đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác

Đến 30/6/2022, tổng nguồn vốn hoạt động đạt 317.510 triệu đồng, tăng 315.198 triệu đồng (gấp 137,3 lần) so với thời điểm mới đi vào hoạt động, bình quân hàng năm tăng trưởng 6,9%; cơ cấu như sau:

- Nguồn vốn cân đối từ Trung ương (TW) 292.249 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92% trong tổng nguồn vốn, tăng 289.937 triệu đồng (tăng hơn 125,4 lần) so với khi mới thành lập, bình quân hàng năm tăng trưởng 6,3%. Trong đó:

+ Nguồn vốn được điều chuyển từ Trung ương: 181.658 triệu đồng, tăng 179.346 triệu đồng (gấp 78,5 lần) so với thời điểm mới đi vào hoạt động, chiếm tỷ trọng 62,15% trên tổng nguồn vốn cân đối từ Trung ương.

+ Nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường được Trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất là 110.591 triệu đồng, tăng 100% so với thời điểm mới đi vào hoạt động, chiếm tỷ trọng 37,84% trên tổng nguồn vốn cân đối từ Trung ương. Trong đó: Nguồn vốn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế là 79.916 triệu đồng, nguồn tiền gửi của Tổ viên Tổ TK&VV là 30.675 triệu đồng với 202 Tổ TK&VV (100% tham gia gửi tiền tiết kiệm). Việc triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV được triển khai từ năm 2010 trên địa bàn huyện, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác làm quen với các dịch vụ Ngân hàng, có thói quen tiết kiệm, tích lũy nguồn trả nợ, mặt khác, góp phần tạo lập được nguồn vốn, bổ sung nguồn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

  + Nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương: 25.261 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,95% trong tổng nguồn vốn), tăng 25.261 triệu đồng (tăng 100%) so với khi mới thành lập. Trong đó: Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách tỉnh 8.987 triệu đồng; Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách huyện 15.517 triệu đồng; Nguồn vốn nhận ủy thác Hội LHPN tỉnh 399 triệu; Nguồn vốn nhận ủy thác MTTQ Việt Nam huyện 358 triệu.

Trong 20 năm qua, nguồn vốn cho vay trên địa bàn huyện không ngừng tăng trưởng đã ngày càng đáp ứng được tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Cơ cấu tăng trưởng nguồn vốn có sự chuyển dịch từ nguồn vốn Trung ương sang nguồn vốn địa phương đã thể hiện sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện trong triển khai các chương trình TDCS xã hội. Đặc biệt, kể từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, địa phương luôn ưu tiên, cân đối ngân sách và đã chuyển 15.517 triệu đồng sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu hàng năm của huyện về giảm nghèo nhanh và bền vững, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn và cho vay mua con bò giống theo Nghị quyết số 23-NQ/HU của Huyện ủy.

Chương trình cho vay hộ nghèo: khi nhận bàn giao dư nợ đạt 4.290 triệu đồng, đến nay dư nợ đạt 9.632 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3% tổng dư nợ, với 302 hộ vay còn dư nợ, tăng 5.342 triệu đồng so với khi nhận bàn giao, dư nợ bình quân 31,9 triệu đồng/hộ. Nguồn vốn cho vay luôn đảm bảo để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nghèo sản xuất kinh doanh tạo thu nhập ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Chương trình cho vay hộ cận nghèo: Triển khai từ tháng 4/2013 theo Quyết định 15/2013/QĐ-TTg, đến nay dư nợ đạt 34.866 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,9% tổng dư nợ, với 910 hộ còn dư nợ, dư nợ bình quân 38,3 triệu đồng/hộ. Qua hơn 9 năm triển khai thực hiện, chương trình đã tạo động lực cho các hộ cận nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững, vươn lên khá giàu, hạn chế tái nghèo.

Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo: Triển khai từ tháng 9/2015 theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg, đến nay dư nợ đạt 66.296 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,9% tổng dư nợ, với 1.887 hộ còn dư nợ, dư nợ bình quân 35 triệu đồng/hộ. Đây là chương trình đáp ứng kịp thời được nhu cầu, nguyện vọng của người nghèo vừa mới thoát ngưỡng nghèo (thoát nghèo, cận nghèo) cần được hỗ trợ vốn để tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh để thoát nghèo bền vững, tránh nguy cơ tái nghèo, vì thế chương trình đã được sự đồng thuận cao của người dân và chính quyền địa phương.

Chưong trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: dư nợ đạt 40.760 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,8% tổng dư nợ, với 1.055 hộ còn dư nợ. Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, qua đó khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên (HSSV) theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội.

Chưong trình cho vay giải quyết việc làm: khi nhận bàn giao dư nợ đạt 21.793 triệu đồng, đến nay dư nợ đạt 50.871 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 16% tổng dư nợ, với 1.149 hộ còn dư nợ, tăng 28.978 triệu đồng so với lúc nhận bàn giao. Qua 20 năm triển khai đã giải quyết cho 3.974 lượt khách hàng vay, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, mở rộng sản xuất, phát triển các ngành nghề, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: triển khai thực hiện từ năm 2006 theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg, đến nay dư nợ đạt 104.309 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,9% tổng dư nợ, với 7.230 hộ còn dư nợ. Qua hơn 16 năm thực hiện, vốn vay đã đầu tư cho 27.992 công trình nước sạch và công trình nhà vệ sinh. Với việc vay vốn để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình nước sạch, các công trình vệ sinh, bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường đã giúp các hộ gia đình được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, góp phần xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn.

Chương trình cho vay nhà ở xã hội: triển khai thực hiện từ năm 2016 theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, đến nay dư nợ đạt 3.477 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1% tổng dư nợ, với 11 hộ còn dư nợ. Qua hơn 6 năm thực hiện, vốn vay đã đầu tư cho 14 công trình xây dựng nhà, mua nhà ở xã hội để ở an toàn, tạo động lực, quyết tâm làm việc để có thu nhập trả nợ vốn vay đúng quy định và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Các chương trình còn lại chiếm 2,5% tổng dư nợ gồm: cho vay người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài dư nợ 218 triệu đồng, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) dư nợ 384 triệu đồng, cho vay mua trả chậm nhà ở 99 triệu đồng, cho vay HSSV mua máy vi tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến dư nợ 190 triệu đồng, Cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập dư nợ 320 triệu đồng, cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với người lao động do Covid-19 dư nợ 6.088 triệu đồng.

Các chương trình TDCS đã được triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định, tiền vay được giải ngân trực tiếp cho người thụ hưởng ngay tại UBND các xã, thị trấn, không qua khâu trung gian, trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, Tổ TK&VV và nhân dân, đảm bảo nguvên tắc quản lý công khai và dân chủ.

 Nguồn vốn TDCS đã được đầu tư đến 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn TDCS một cách thuận lợi, kịp thời, giúp cho 77.372 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, góp phần cho hơn 2.595 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút tạo việc làm cho hơn 5.572 lao động, giúp cho 40 lao động đi làm việc nước ngoài, giúp hơn 10.251 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng và cải tạo hơn 43.445 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn, hỗ trợ xây dựng 1.095 căn nhà cho hộ nghèo, nhà vượt lũ, 13 căn nhà ở xã hội, cho 02 doanh nghiệp vay vốn để trả lương cho hơn 1.553 lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Vốn TDCS đã góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen ở khu vực nông thôn, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tự lực vươn lên, được làm quen với việc vay, trả nợ ngân hàng, do đó, đã từng bước thay đổi cơ bản nhận thức, giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo.

Kết quả đạt được trong triển khai thực hiện TDCS xã hội trên địa bàn huyện trong 20 năm qua đã khẳng định sự phù hợp giữa chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ với thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách. Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình TDCS có vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng từng thời kỳ của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; góp phần thực hiện các mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khôi phục các làng nghề, phát triển, mở rộng sản phẩm dịch vụ trên địa bàn, góp phần thực hiện đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của huyện. Nguồn vốn TDCS đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2021 xuống còn 1,19%, đời sống của người dân đặc biệt là người nghèo ngày càng được cải thiện.

Ban biên tập


Ban biên tập
Tin liên quan
Thư viện ảnh