image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
OCOP nâng tầm giá trị nông sản

Nổi bật là các sản phẩm từ sữa dê Sala của Công ty TNHH Thái Ý Phương, xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Hiện tại công ty có 02 sản phẩm sữa chua dê sấy thăng hoa Sala đạt OCOP 4 sao và sữa chua dê Sala đạt OCOP 3 sao.

Để có được thành công ngày hôm nay, anh Đỗ Cao Chí, Công ty TNHH Thái Ý Phương đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, vật nuôi cây trồng, tạo ra hướng đi mới trong chăn nuôi. Hiện nay, anh nuôi khoảng 300 con dê, chủ yếu là nuôi dê lấy sữa. Dê nuôi từ 10 tháng tuổi trở lên mới phối giống, sau 5 tháng bắt đầu vắt sữa và khai thác sữa liên tục 9 tháng. Mỗi con dê cái có thể vắt được 2 lít/ngày.

OCOP1A061123.jpg

Từ nguồn sữa dê sẳn có, anh Chí mạnh dạn đầu tư trang, thiết bị kỹ thuật hiện đại để thực hiện quy trình khép kín từ khâu chăn nuôi, lấy sữa, sản xuất các loại sữa dê trực tiếp tại công ty như sữa chua dê sấy thăng hoa Sala, sữa chua dê Sala và sữa dê thanh trùng Sala.

Anh Đỗ Cao Chí – Công ty TNHH Thái Ý Phương, xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa cho biết: "Dự kiến cuối năm nay sẽ tăng đàn dê lên khoảng 1.000 con để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay tôi cũng đang nghiên cứu và sắp tới sẽ đưa ra thêm đa chủng loại sản phẩm như sữa dê thanh trùng hương dâu, hương việt quốc cũng như là sữa chua dê có hương sầu riêng, hương mít và đối với sữa chua chua sấy cũng vậy".

Đến nay, các sản phẩm từ sữa dê của Công ty TNHH Thái Ý Phương được tiêu thụ rộng rãi trên các thị trường trong và ngoài tỉnh, nhiều nhất là tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Song song với các sản phẩm sữa dê Sala, rượu nếp than Kỳ Hà tại xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa cũng được công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao trong năm 2023.

"Hồi trước gia đình cũng có nấu rượu trắng, sau đó gia đình thấy rượu nếp than có nhiều lợi ích nên đã chuyển qua nấu rượu nếp than. Ban đầu cũng tìm tòi, học hỏi rất nhiều, cũng có thất bại và cuối cùng cũng thành công, đến nay rượu nếp than cũng được công nhận sản phẩm OCOP – đặc sản của xã Bình Thạnh", ông Nguyễn Hữu Kỳ - xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa chia sẻ.

OCOP2A061123.jpg

Theo bà Phạm Thị Mai Hương – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thủ Thừa, thời gian qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP được Hội chủ động phối hợp tuyên truyền cho người dân về mục đích, ý nghĩa của việc tham gia thực hiện. Qua công tác tuyên truyền, đến thời điểm hiện nay trên địa bàn huyện có 6 sản phẩm được đạt chuẩn OCOP do Hội tuyên truyền thực hiện. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt các chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, Hội Nông dân huyện sẽ chủ động phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền đến với hội viên để học viên hiểu được mục đích, ý nghĩa và lợi ích khi tham gia sản phẩm OCOP nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm của huyện Thủ Thừa đến các địa phương khác.

Có thể thấy, thành công của các sản phẩm OCOP chính là khai thác được tiềm năng, lợi thế địa phương, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, đủ sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay. Đồng thời khẳng định, quảng bá sản phẩm và phát huy tối đa nội lực để phát triển các sản phẩm nông sản của từng địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả về xây dựng tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.

Link video:https://www.youtube.com/watch?v=xWnLfECoQaQ

Mộng Đào – Trung Hiếu


Thư viện ảnh